Tìm hiểu top 5 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Chùa cổ nhất Việt Nam luôn là một trong những thông tin được nhiều người quan tâm vì Phật giáo là một trong những nét văn hóa của đời sống tâm linh người Việt. Cùng tìm hiểu top 5 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam nhé!

Tìm hiểu top 5 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam
Tìm hiểu top 5 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Top 5 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam:

1. Chùa Dâu – Bắc Ninh

Chùa Dâu ở Bắc Ninh còn được người dân gọi là chùa Cả, Cổ Châu Tự, Duyên Ứng Tự. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất ở Việt Nam, được xây dựng vào thế kỉ thứ ba. Ngôi chùa này nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Theo một số tài liệu, chùa Dâu được xây dựng vào năm 187 và hoàn thành năm 226. Cùng với lĩnh sử hình thành và phát triển lâu đời nhất, chùa Dâu được xếp hạng di tích lịch sử vào năm 1962. Lễ hội chùa Dâu được tổ chức vào ngày 4/8 hàng năm với quy mô rộng lớn của ba xã thuộc vùng Dâu – Luy Lâu (Thuận Thành) là Thanh Khương, Trí Quả, Hà Mãn với 5 ngôi chùa lớn thờ Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện và chùa Tổ thờ bà Man Nương là mẹ của Tứ Pháp.

2. Chùa Một Cột – Hà Nội

Chùa Một Cột hay Chùa Mật còn có tên khác là Diên Hựu Tự có cấu trúc kiến trúc độc đáo với một cấu trúc hình vuông nằm trên một cột đá, được mệnh danh là “đóa sen ngàn năm tuổi đất Thủ đô” cũng thuộc 5 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Theo các ghi chép lịch sử thì chùa Diên Hựu bắt đầu được xây dựng vào tháng Mười (âm lịch), năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cải tạo và mở rộng chùa để trở thành một quần thể kiến trúc rộng lớn ứng với hồ Linh Chiểu và thêm vào một tòa sen mạ vàng trên đỉnh cột. 

Qua nhiều năm, chùa Một Cột đã được cải tạo, phục hồi nhiều lần qua các triều đại của nhà Trần, Hậu Lê và Nguyễn. Chùa Một Cột hiện nay chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa. Xưa kia cứ đến ngày 8/4 Âm Lịch, các vị vua quan lại đến chùa Diên Hựu thắp hương, khấn Phật. Ngày nay, các dịp mồng Một, ngày Rằm, dân chúng cũng tìm về nơi linh thiêng lâu đời này.

3. Chùa Yên Tử – Quảng Ninh

Chùa Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành để tìm đến sự thanh tịnh sau khi truyền ngôi. Ông đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa. Đây là một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc. 

Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần – Lê phía dưới những ngôi chùa được phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành… với những kiến trúc độc đáo và sáng tạo.

Mọi người truyền tai nhau là ai đi chùa Yên Tử ba năm liền liên tiếp sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Và mọi người thường trọn đường leo bộ để thể hiện sự thành tâm (thay bằng cáp treo). Ở Yên Tử có lễ hội Xuân và thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).

4. Chùa Trấn Quốc – Hà Nội

Chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ năm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ.

Tổng thể chùa là một quần thể gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện, nối thành chữ Công. Trên cửa chùa Trấn Quốc vẫn còn hiện lên bút tích ba chữ Phương Tiện môn và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm đẹp mắt ‘Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền’.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam. Hàng năm, chùa Trấn Quốc thu hút rất đông phật tử thập phương đến dâng hương, lễ phật cũng như vãn cảnh chùa.

5. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh – Thanh Hóa

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được xây dựng quy mô trên một nền chùa cũ đã đổ nát vào thời gian sau sự kiện vua Lý Nhân Tông trở về kinh đô.  Ngôi chùa hiện đang nằm trên mảnh đất Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từng được công nhận là di tích quốc gia, ngôi chùa này chính là nơi tôn thờ vị tướng lừng danh Trần Hưng Đạo.

Trải qua tám thế kỷ rưỡi, kiến trúc cũ của ngôi chùa đã bị biến dạng hoàn toàn qua nhiều lần tôn tạo sửa chữa. Hiện nay, chùa sở hữu bốn gian hậu cung, năm gian tiền đường, nhà tổ năm gian và gần đây mới làm thêm hai gian ở phía hữu. Tượng ở chùa này còn khá đầy đủ gồm 22 pho (tất cả đều bằng gỗ) tượng đồng không còn. Ngôi chùa cổ nhất xứ Thanh này còn lưu giữ được bộ hiện vật gốc từ thời Lý đó là ba bệ sen bằng đá ở trung tâm Phật điện.  Lễ hội chùa được tổ chức hàng năm vào ngày 8-10/2 Âm Lịch. 

Bài viết trên của website xosomiennam.net.vn đã gửi đến độc giả thông tin về top 5 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, hy vọng sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích trong đời sống. 

Xem thêm: Những giống mèo đắt nhất thế giới.

X