Lễ hội Đền Hùng là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc ta. Vào ngày giỗ vua Hùng thì tất cả những người con trên Đất Việt đều ghi nhớ công lao của các vị vua Hùng đã có công dựng nước. Dù đi xa đến đâu thì vẫn nhớ đến ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3. Cụ thể hơn mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.
Lịch sử tổ chức Lễ hội đền Hùng
Thời kỳ Hùng Vương là một trong những giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc ta và nó ghi dấu những dấu ấn vô cùng quan trọng về công cuộc dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta. Chính trong giai đoạn lịch sử này mà truyền thống yêu nước cùng những nền tảng văn hóa mang đậm màu sắc tinh thần của người Việt. Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và không đầu hàng với bất cứ một kẻ ngoại xâm nào. Đây cũng là một niềm kiêu hãnh đặc biệt của dân tộc ta.
Ngày giỗ Tổ Vua Hùng được xem là một trong số những ngày quốc lễ của người Việt. Đến với lễ hội vua Hùng con cháu sẽ thực hiện tổ chức long trọng để thể hiện rõ đạo lý làm việc uống nước nhớ nguồn của dân tộc và và chứng minh cho tinh thần văn hóa của người Việt.
Trong lịch sử Việt Nam thì lễ Hội Vua Hùng được xem là một trong những lễ hội đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Theo dân gian truyền lại thì việc cúng giỗ Tổ được thực hiện vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm. Con cháu ở xa về làm giỗ thường được tổ chức sớm 1 ngày là ngày 12 tháng 3 âm lịch. Nhưng sau đó đến thời nhà Nguyễn thì nhà vua định ra 5 năm mở ra một hội lớn 1 lần. Vào dịp này thì quan lại triều đình sẽ thực hiện cúng tế. Theo thông lệ thì cúng tế diễn ra vào ngày 10 – 03 âm lịch. Kể từ đó thì mở lễ hội Đền Hùng được ấn định vào ngày 10 – 03 âm lịch hàng năm.
Trình tự tổ chức lễ hội Đền Hùng
Cũng như các lễ hội khác thì, lễ hội Đền Hùng được tổ chức thành 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần tế lễ được cử hành vô cùng trọng thể theo trình tự quốc lễ. Lễ vệ được dân cúng lên các vua Hùng được gọi là Lễ tam sinh gồm có 1 lợn, 1 dê, 1 bò. Ngoài ra còn có bánh chưng, bánh dày, bánh trôi, bánh chay… và các loại nhạc khí trống đồng cổ.
Phần lễ kết thúc thì đến phần Hội. Cứ tới gần lễ hội Đền Hùng thì các làng xung quanh lại chuẩn bị thi kiệu. Từ trước đó vài ngày thì thanh niên các làng đã tập trung đưa cỗ kiệu của làng mình đến dự thi. Tới ngày lễ hội thì các kiệu sẽ được rước về đền Hùng. Sự xuất hiện của các đám rước linh đình với các cỗ kiệu được trang trí lộng lẫy và những người người khiêng kiệu với màu áo dân tộc đã giúp lễ hội trở nên đặc trưng hơn.
Trên đây là một số thông tin về việc tìm hiểu lễ hội Đền Hùng trong văn hóa phong tục tập quán của người Việt. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.