Điểm danh những lễ hội mùa hè nổi bật ở Việt Nam

Cứ đến mùa hè hàng năm ở Việt Nam thì người dân lại háo hức đón nhiều lễ hội hoành tráng, đặc sắc. Cùng điểm danh một số lễ hội mùa hè nổi bật của người Việt nhé!

Điểm danh những lễ hội mùa hè nổi bật ở Việt Nam
Những lễ hội mùa hè nổi bật ở Việt Nam

Các lễ hội mùa hè nổi bật ở Việt Nam:

1. Lễ Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư cũng là lễ hội của người dân Quảng Bình, theo phong tục truyền thống thì lễ hội được tổ chức từ ngày 14 tới ngày 16 tháng 4 âm lịch. Đây là lễ hội tương đối độc đáo, diên ra tại đền Cá Ông Voi tại xã Bảo Ninh. Lễ hội này được mở đầu bằng việc rước cốt Đức Ông từ trong làng về đình, vừa rước vừa tổ chức các trò chơi múa bông, chèo cạn, hò khoan. Tới ngày hôm sau người dân nơi đây sẽ làm nghi lễ thả cá giống, thả thuyền giấy…. để cầu mong cho dân làng thu hoạch được một mùa cá bội thu.

2. Lễ hội trái cây Nam bộ

Lễ hội trái cây Nam Bộ diễn ra thường niên tại khuôn viên Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên. Lễ hội này có quy mô lớn, với rất nhiều hoạt động và các loại quả thơm ngọt của khắp miền đất nước. Mọi người đến đây có thể tham quan, chụp ảnh, tìm hiểu thêm về các loại trái cây, tham gia các trò chơi dân gian và mua các loại quả về làm quà cho gia đình và bạn bè. Đây cũng là dịp tốt để các nhà vườn giới thiệu những loại quả chất lượng tốt nhất đến với mọi người. Thêm vào đó đây còn là là sân khấu để các nghệ nhân trổ tài cắt tỉa, tạo hình trái cây điêu luyện với hàng trăm tác phẩm đủ sắc màu và vô cùng tinh tế. Ngoài ra còn có các khu vực triển lãm các bộ sưu tập trái cây lạ, hiếm; bộ sưu tập các củ, quả khổng lồ…

Những hoạt động đặc sắc của lễ hội trái cây Nam Bộ có thể kể đến như diễu hành “Tứ Linh Bách quả Thần Tiên hội”, chợ nổi trái cây, hội thi “Trái ngon an toàn Nam Bộ”, hội thi “Người giỏi nhất” với rất nhiều trò chơi dân gian mô phỏng như gánh trái cây đi cầu khỉ, bịt mắt hái trái…

Có thể nói, quy mô cũng như chất lượng của Lễ hội trái cây Nam Bộ ở đây được cải tiến và tốt lên sau mỗi năm. Lễ hội là nơi lưu giữ những nét độc đáo trong đời sống miệt vườn của vùng Nam Bộ.

3. Lễ hội Bạch Đằng 

Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức vào ngày phật đản mùng 8/4 âm lịch. Nơi tổ chức lễ hội là trên bờ sông Bạch Đằng thuộc huyên Yên Hưng , Quảng Ninh, đây cũng là địa danh nổi tiếng gắn liền với nhiều chiến tích chống giặc ngoại xâm. Lễ hội này nhằm mục đích kỷ niệm những chiến thắng lớn trong lịch sử, trong đó có trận chiến Ngô Quyền đại chiến với quân Nam Hán năm 938, trận chiến Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và rận chiến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên vào thế kỷ XIII. Trong lễ hội này người dân sẽ dâng hương ở đền Đức Ông cùng với miếu Vua Bà và rước kiệu dọc bờ sông. Trong suốt thời gian lễ hội diễn ra còn có tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, chọi gà, đấu vật, bơi chải…..

4. Lễ hội Đình Trà Cổ – Quảng Ninh

Lễ hội Đình Trà Cổ được là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Lễ hội diễn ra hàng năm tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và kéo dài suốt 7 ngày với rất nhiều nghi thức và lễ tế. Lễ hội Đình Trà Cổ sẽ được tổ chức từ ngày 30/5 (nếu tháng thiếu là ngày 29/5) đến hết ngày 6/6.

Lễ hội này mang đậm bản sắc văn hóa biển, là nơi tái hiện rõ nét đời sống cộng đồng, tâm linh và bản tính tương thân tương ái của dân tộc Việt. Đây cũng là dịp để tưởng nhớ các thành hoàng, đồng thời thể hiện ý chí vững chắc trong việc duy trì bản sắc dân tộc và bảo vệ từng tấc đất Việt Nam.

Ngày đầu tiên của lễ hội sẽ diễn ra nghi thức rước từ đình Trà Cổ về quê tổ Ðồ Sơn, sau đó từ Ðồ Sơn quay về Trà Cổ. Ngày 1/6 âm lịch thì sẽ có hội rước Vua ra bể với đội hộ tống gồm một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm. Đến ngày ngày kết thúc là 6/6 âm lịch  thì sẽ tổ chức lễ múa bông nhằm cầu nguyện thần linh phù trợ cho chuyến ra khơi của người dân được nhiều tôm cá, cây trồng được tốt tươi và đời sống nhân dân luôn no ấm.

Ngoài ra lễ hội còn diễn ra hội thi “Ông Voi” là cuộc thi giữa 12 chú lợn đại diện cho 12 vị tiên công. Tương truyền 12 vị tiên ông này đã có công tìm ra Trà Cổ xưa. Vì thế làng Trà Cổ sẽ chọn ra 12 người theo các tiêu chí riêng, mỗi người nuôi 1 con lợn (được gọi là “Ông Voi”) từ đầu năm, chờ đến ngày hội lễ. Sau lễ tế cáo yết thần, Ban tổ chức lễ hội sẽ tiến hành chấm giải, “Ông Voi” nào có vòng cổ to nhất, đẹp nhất và nặng cân nhất thì sẽ dành chiến thắng.

Bài viết trên của website xosomiennam.net.vn đã gửi đến độc giả thông tin về những lễ hội mùa hè nổi bật ở Việt Nam, hy vọng sẽ giúp độc giả trong việc tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của quê hương. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm về những kiêng kị trong đám cưới nếu muốn nhé!

X