Tìm hiểu phong tục cúng ông Công ông Táo

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi năm cứ đến ngày 23 tháng chạp thì các gia đình thường là mâm cỗ cúng đưa ông Công ông Táo về trời.

Sự tích ông Công ông Táo về trời

Theo quan niệm của người xưa thì thần Táo Quân gồm có 2 ông và 1 bà gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo. Câu chuyện của những vị Táo Quân này gắn liền với mộ sự tích dân gian được lưu truyền bao đời nay. Theo sự tích thì gia đình Thị Nhi và Trọng Cao hai vợ chồng lấy nhau mãi mà không có con. Trong khi đó Trọng Cao lại là một người đàn ông có tính cách cọc cằn hay đánh vợ rồi đuổi đi. Sau khi Thị Nhi bỏ đi thì gặp được Phạm Lang. Hai người tâm đầu ý hợp nên đã lên duyên vợ chồng.

Còn Trọng Cao sau khi nguôi giận thì bắt đầu ân hận đi tìm vợ trở về. Những ngày tháng đi tìm vợ mệt mỏi chàng ta đã tiêu hết tiền gạo và phải đi ăn xin dọc đường. Rồi một ngày nọ chàng ta ăn xin tới nhà Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng Nhi nhận ra chồng cũ và mời vào nhà cơm nước. Không may sau đó Phạm Lang trở về nên nàng ta đã giấu chồng cũ vào đống rạ sau vườn để tránh tai tiếng.

Tìm hiểu phong tục cúng ông Công ông Táo
Tìm hiểu phong tục cúng ông Công ông Táo

Nhưng nào ngờ Phạm Lang lại nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết THị Nhi đã lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo. Ngọc Hoàng thương tình 3 người sống tình nghĩa nên đã phong làm 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà. Bên cạnh đó còn có ông Công là thị cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời.

Ý nghĩa phong tục cúng ông Công ông Táo

Trong quan niệm của người dân Việt Nam từ xưa đến nay thì ông Công, ông Tái vốn được Ngọc Hoàng phái xuống theo dõi và ghi chép các công việc thiện ác của loài người.  Chính bởi vậy mà các vị Táo quân lên chầu vào ngày 23 tháng chạp nhằm mục đích báo cáo công việc làm ăn của con người trong suốt năm qua để thiên đình định công tội và thưởng phạt.

Như vậy ông Công, ông Táo chính là các vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình (dựa trên đạo lý, lối sống của con người). Với mong muốn được Thần Bếp phù hộ mà người ta làm lễ đưa Táo Quân lên chầu hết sức long trọng.

Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ tiền ông Công ông Táo

Mâm cúng ông Công ông Táo thường đầy đủ gồm có hương, hoa, oản, quả, cau trầu, cùng cỗ xôi, gà, gò nem, canh măng miến… và không thể thiếu một bộ vàng mã ông Công và ba bộ mã ông Táo.Bộ mã này tùy từng năm theo ngũ hành mà khác nhau; có năm áo – mũ – hia dùng màu vàng, có năm lại màu xanh… Những đồ “vàng mã” này sẽ được đốt đi sau lễ cúng.

>> Xem thêm: Tục dọn dẹp nhà cửa ngày Tết có ý nghĩa gì?

Ngoài ra ở miền Bắc các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép để thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả và chúng được xem như là phương tiện đưa các ông lên trời. Ngoài ra hình ảnh cá chép là tượng trưng cho khát vọng cá chép hóa rồng ngụ ý thăng hoa về tinh thần và lòng chinh phục thành công của con người.

Trên đây là một số thông tin về phong tục cúng ông Công ông Táo. Hy vọng những thông tin mà xosomiennam.net.vn chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

X