Phong tục đi chùa đầu năm là một trong những hoạt động gắn liền với đạo Phật và trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của nhiều gia đình Việt Nam. Vậy phong tục này có ý nghĩa gì? Cách thức đi lễ chùa như thế nào cho chuẩn phong tục cổ truyền? Mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của chúng tôi.
Ý nghĩa của phong tục đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Đến chùa học Phật pháp, thiền tịnh giúp tâm của mọi người trở nên bình thản sáng rõ và mạnh mẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống văn hóa gia đình từ lâu đời. Từ đời này qua đời khác, với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc lễ chùa đầu năm
Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, một lòng hướng thiện mong muốn được một cuộc sống hạnh phúc vui vẻ an yên. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.
Cách sắm lễ khi đi chùa
Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
– Sắm lễ khi đi chùa cần phải có : hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Đặc biệt khi đi chùa không nên sắm cỗ tam sinh trâu, dê, lợn, thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn nhưng thường chỉ đơn giản gà, giò, chả, rượu, trầu cau… cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ nếu xây riêng của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.
– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.
– Hoa tươi lễ phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc… không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Xem thêm: Tìm hiểu phong tục chơi hoa ngày Tết
– Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.
– Các ban khác trong chùa thì thường còn có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong… tùy mỗi chùa mà có sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban, bạn có thể quan sát trước khi khấn.
– Về thắp hương thì có thể thắp 3 nén nhưng thường giờ không cho thắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn.
Trên đây là một số thông tin tìm hiểu về vấn đề phong tục đi lễ chùa đầu năm. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.