Phong tục gói bánh chưng ngày Tết là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay. Vậy phong tục này có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó là gì? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.
Nguồn gốc phong tục gói bánh chưng ngày tết
Phong tục gói bánh chưng tồn tại ở nước ta từ thời các vua Hùng và nó là một trong những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp nhưng tục gói bánh chưng dâng lễ tổ tiên vẫn không bị mai một.
Theo truyền thuyết bánh chưng bánh dày từ thời vua Hùng thứ 6 thì nhân dịp vua Hùng triệu tập các quan Lang đến và truyền rằng, nếu như vị nào tìm được món lễ vật dâng lên cúng tổ tiên hợp với nhà vua thì nhà vua sẽ nhường ngôi cho.
Các vị quan Lang tìm kiếm lễ vật tại núi sâu, biển rộng với đủ các loại lễ vật trân quý nhưng chỉ có riêng người con thứ 18 của vua Hùng là người nghèo khổ nhất nhưng lại có tính cách nhân hậu. Không có những vật quý để dâng lên vua cha nên những vật Lang Liêu tiến cúng đều là những nông sản bình thường như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong làm ra hai loại là bánh chưng và bánh dày tượng chưng cho trời và đất.
Những lễ vật này của Lang Liêu rất hợp lý vua Hùng và được vua Hùng truyền ngôi cho. Sau đó bánh chưng và bánh dày trở thành những lễ vật linh thiêng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên. Sau đó nó đã trở thành một phong tục truyền thống của dân tộc ta.
Ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng ngày tết
Bánh chưng và bánh dày ngày Tết tượng trưng cho triết lí Vuông Tròn của người Việt nói riêng và triết lí Âm Dương nói chung.Bánh chưng có màu xanh và được gói theo hình vuông lớn tượng trưng cho đất. Sự kết hợp của bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho sự kết hợp của trời đất. Hơn hết người Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của thiên nhiên nhưng trong đó thì hai yếu tố đất và trời vẫn là những yếu tố quyết định. Chính vì lẽ đó, người ta chọn dâng bánh chưng và bánh dày vào ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn trời đất tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Bánh chưng thể hiện hình tượng của vùng đất bao la, đức hạnh của Mẹ, sự hy sinh cao cả và hiền diệu của người phụ nữ mà tiêu biểu là Mẹ Âu Cơ. Bánh chưng được gói thành từ nhiều lớp lá, cẩn thận, nhẹ nhàng bao bọc lấy lớp nhân bên trong một cách gọn gàng như lòng mẹ luôn bao bọc và chở che cho các con khỏi giông bão cuộc đời.
Nếu như bánh chưng là hiện thân của Mẹ, thì bánh dày chính là sức mạnh của Rồng, sự hy sinh lớn lao của Cha. Bánh dày đại diện cho những người đàn ông trụ cột trong gia đình, là lễ vật khát vọng cho những mong muốn thăng quan tiến chức, học hành đỗ đạt thành tài.
Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt Nam.
Trên đây là một số thông tin về việc tìm hiểu phong tục gói bánh chưng ngày Tết. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm: Phong tục chúc Tết thông gia ý nghĩa gắn kết tình thân
Xem thêm: Phong tục đốt lửa ngày Tết: Ngọn lửa ấm áp, tâm hồn Việt