Tìm hiểu phong tục cưới hỏi miền Trung

Phong tục cưới hỏi miền Trung  thường được thực hiện một cách đơn giản nhưng được coi trọng về nghi thức thực hiện. Để hiểu hơn nét phong tục này của người Miền Trung mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.

Lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi miền Trung

Lễ dạm ngõ của người miền Trung được tổ chức đơn giản trong phạm vi hai gia đình nhà trai và nhà gái. Thông thường, mẹ chú rể sẽ mang một trai rượu và một khay trầu sang bên nhà cô gái để thưa chuyện và đặt vấn đề cho đôi trẻ tìm hiểu nhau. Sau đó, hai bên gia đình sẽ cùng bàn bạc xem ngày lành tháng tốt để cho hai bạn trẻ thực hiện những thủ tục cưới hỏi tiếp theo

Lễ ăn hỏi của người miền Trung

Lễ ăn hỏi theo phong tục của người miền Trung cũng được diễn ra khá đơn giản. Thông thường, mâm quả đám hỏi sẽ có 5 mâm lễ gồm những lễ vật như sau:

Tìm hiểu phong tục cưới hỏi miền Trung
Tìm hiểu phong tục cưới hỏi miền Trung
  • Tráp trầu cau: với 105 quả cau thể hiện cho câu nói trăm năm hạnh phúc và mong muốn vợ chồng sẽ có được một tình cảm keo sơn gắn kết vợ chồng.
  • Tráp lễ quả trà và đôi rượu: Trong mâm tráp lễ này không chỉ có rượu mà còn có phong bì được gọi là lễ đen; mẹ chồng sẽ trao cho cô dâu một phong bì để mừng dâu; còn phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho gia đình nhà gái. Số tiền trong lễ đen sau này thường được bố mẹ cô dâu trao cho hai vợ chồng làm vốn xây dựng gia đình.
  • Tráp lễ Bánh kem đính hôn
  • Tráp lễ : Nem chả: số lượng chẵn cặp
  • Tráp lễ : mâm ngũ quả: kết rồng phượng cầu kỳ.

Ngoài ra, một số gia đình miền trung có thể thêm một quả bánh su sê.

Vào giờ đẹp đã được hai bên gia đình thống nhất thì đoàn đại biểu nhà trai cùng đội bê tráp sẽ mang lễ vật vào nhà gái. Trong nghi thức này, đội hình bê tráp sẽ được sắp xếp theo thứ tự. Đi đầu là trưởng đoàn dẫn lễ, sau đó sẽ là những người cao tuổi có vai vế trong hai bên gia đình. Cuối cùng là chú rể cùng đội bê tráp.

Chú rể hoặc cha mẹ cô dâu sẽ xuống đón cô dâu lên làm lễ. Sau đó, đại diện hai bên gia đình sẽ có đôi lời phát biểu minh chứng cho lễ ăn hỏi của hai vợ chồng sắp cưới. Nhà gái sẽ đặt một phần lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, tiếp đó là nghi thức thắp nhang tổ tiên. Sau khi hoàn tất lễ,  cô dâu sẽ đi rót ấm trà mời khách ăn bánh ngọt chung vui cùng đôi bạn trẻ và gia đình.

Khi lễ dạm hỏi kết thúc thì nhà gái sẽ chia lại một lần trong tráp lễ cho nhà trai gọi là lễ lại quả.

Lễ cưới theo phong tục của người miền Trung

Phong tục cưới hỏi của người miền Trung có nhiều điểm tương đồng và giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam. Trước khi vào nhà gái rước dâu nhà trai sẽ cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu và lễ vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ. Nếu trong trường hợp nhà gái có bàn thờ gia tiên thì nhà trai cần mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.

Khi đưa dâu, theo quan niệm của người xưa thì đưa dâu mẹ cô dâu sẽ không được đi bởi đi theo nghĩa là còn luyến tiếc chưa muốn gả con. Vì vậy trong lễ cưới thường thấy cha sẽ đưa con gái về nhà chồng.

Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa phong tục hái lộc đầu năm

Sau khi lễ tại nhà trai kết thúc, nhà gái ra về, cô dâu và chú rể miền Trung sẽ bưng khay trầu cau và thuốc lá đứng tiễn. Người nhà gái lấy một miếng trầu hoặc điếu thuốc và bỏ vào khay những đồng tiền lẻ, mệnh giá có thể từ 1.000 đến 50.000 đồng để cầu may mắn. Sau ba ngày, đôi vợ chồng son trở về thăm nhà cô dâu mới gọi là lễ lại mặt. Cũng có gia đình cho phép họ về lại mặt ngay sau lễ cưới.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về việc tìm hiểu phong tục cưới hỏi miền Trung. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xem thêm: Phong tục cưới hỏi ở Bình Định: Giữ gìn nét đẹp truyền thống

Xem thêm: Phong tục cưới hỏi miền Bắc: Nét đẹp truyền thống và hiện đại

 

X