Phong tục thách cưới có nguồn gốc như thế nào? Hiện nay việc thách cưới đã có những thay đổi ra sao? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.
Tìm hiểu nguồn gốc tục thách cưới
Cưới xin vốn là một việc trọng đại và hệ trọng của cả một đời người. Cho dù ở thời đại nào thì nó cũng có những phong tục truyền thống nhất định tạo nên một nét đẹp trong văn hóa. Ở Việt Nam thì văn hóa cưới hỏi mang đậm màu sắc của dân tộc với rất nhiều lễ nghi và phong tục độc đáo đậm chất Việt. Đặc biệt tục thách cưới còn được gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh thời vua Hùng.
Ý nghĩa của tục thách cưới
Theo phong tục tập quán của người Việt thì trước khi cặp trai gái được sự chấp thuận của hai bên gia đình và đi đến hôn nhân sẽ có một buổi gặp mặt. Hai bên gia đình sẽ cùng nhau ngồi bàn bạc và thảo luận chuyện tổ chức đám cưới cho đôi trẻ. Nhà gái lúc này có quyền thách cưới nhà trai tức là đưa ra những yêu cầu về sính lễ cùng một số vật phẩm có giá trị cao để xem chú rể có thật lòng với cô dâu và đủ tiêu chuẩn cưới hỏi hay không.
Những sính lễ này sẽ được nhà trai mang sang nhà gái làm lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ nạp tài. Nó tượng trưng cho sự ưng thuận giữa đôi bên. Đồng thời thì nghi thức này cũng mang ý nghĩa là chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Chú rể cũng gửi gắm tình cảm của mình qua các mâm tráp lễ để ngỏ ý rước cô dâu về xây dựng gia đình mới.
Lễ vật thách cưới bao gồm những gì?
Mâm trầu cau
Người xưa có câu miếng trầu là đầu câu chuyện vì vậy hình ảnh mâm trầu câu gợi nhớ đến truyện cổ tích dân gian về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt. Với ý nghĩa này thì miếng trầu têm cánh phượng thay cho lời chúc phúc cùng sư phấn khởi mong muốn đôi vợ chồng trẻ được hạnh phúc. Sự hiện diện của mâm trầu cau trong đám cưới chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm (vôi) và dương (trầu cau), ẩn chứa hy vọng về một mái ấm hạnh phúc.
Mâm bánh
Trong mâm bánh thách cưới nhất định phải có bánh cốm xanh và bánh phu thê. Bánh phu thê là món lễ vật có mặt ở cả 3 miền tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng son sắt thủy chung. Bánh cốm được dùng nhiều hơn ở miền bắc. Loại bánh này có hương vị thanh mát, nền nã nên biểu tượng cho sự hưng thịnh và gửi gắm lời chúc phúc an khang thịnh vượng cho đôi lứa.
Mâm trà – rượu – nến
Những lễ vật này thể hiện lòng thành kính của cô dâu, chú rể đối với gia tộc. Túi trà, chai rượu, nến đỏ chính là thay lời con cháu kính dâng tổ tiên mời ông bà đã khuất về chứng giám cho hôn lễ và phù hộ cho đôi trẻ.
Mâm trái cây
Mâm trái cây với những thức quả bốn mùa chính là biểu tượng hoá cho câu nói “Hoa thơm trái ngọt” của dân gian truyền lại.
Người Việt Nam luôn mong ước rằng tình yêu đôi lứa sẽ đơm hoa kết trái bởi sự ra đời của những đứa con ngoan. Vì vậy, sự chuẩn bị về mâm trái cây sẽ đem lại hy vọng về những gì ngọt ngào nhất trong cuộc sống. Thông thường, dân gian kị lựa chọn vị chua, đắng, chát trong lễ cưới nên khuyên không dùng quả lê, lựu, cam…
Mâm xôi – gà
Mâm xôi gà trong lễ thách cưới thường là xôi gấc và bày biện theo hình trái tim. Bên trong của mâm tráp lễ này thường có chữ hỷ bên trên. Nó là biểu tượng cho tình yêu nồng nàn. Món gà luộc tiếp đó là sự kết hợp với vị bùi của xôi nếp còn mang hàm ý cầu chúc cho sự đầy đủ và ấm no trong cuộc sống.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về việc tìm hiểu phong tục thách cưới. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp ích cho bạn đọc.
Xem thêm: Phong tục rước dâu miền Trung- Nét đẹp văn hóa độc đáo
Xem thêm: Phong tục cưới hỏi miền Bắc: Nét đẹp truyền thống và hiện đại