Những kiêng kị trong đám cưới ai cũng nên biết

Đám cưới là một trong những hỷ sự quan trọng nhất của đời người nên có nhiều luật lệ, quy tắc cần tuân thủ để tránh những việc xấu xảy ra gây ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi vợ chồng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những kiêng kị trong đám cưới nhé!

Những kiêng kị trong đám cưới ai cũng nên biết
Những kiêng kị trong đám cưới ai cũng nên biết

Những kiêng kị trong đám cưới:

1. Kiêng làm vỡ, bể đồ đạc trong đám cưới

Trong đám cưới mọi người nên hết sức cẩn thận tránh làm vỡ, làm bể đồ đạc. Ngày cưới có rất đông người từ người thân, họ hàng nội ngoại hai bên, bạn bè, hàng xóm láng giềng… nên gia chủ thường không lo chu toàn được mọi việc. Trong lúc vội vàng việc đổ vỡ là điều có nguy cơ cao xảy ra. Tuy nhiên đây lại là một điều kiêng kị trong đám cưới vì theo quan niệm của người xưa đây là điềm không tốt cho vợ chồng trẻ nên hãy chuẩn bị kỹ càng để hạn chế tối đa việc đổ vỡ nhé. Nhất là làm vỡ gương, vỡ cốc hoặc gãy đũa vì theo văn hóa tâm linh thì những việc này sẽ làm cho vợ chồng bất hòa, đổ vỡ, chia ly nên phải mời thầy hoặc làm lễ giải hạn.

2. Kiêng cưới vào năm Kim lâu

Trước khi làm đám cưới cha mẹ hai bên thường phải xem tuổi đặc biệt là xem tuổi cô dâu để tránh cưới vào năm Kim Lâu. Năm Kim lâu là năm mà cô dâu có số tuổi đuôi là 1, 3, 6, 8. Nếu mọi người làm đám cưới đám hỏi vào năm Kim lâu sẽ gặp nhiều rủi ro trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân dễ đổ vỡ, không được lâu bền. Vợ chồng khắc khẩu bất hòa hay lục đục, mâu thuẫn, sinh con ra khó nuôi… Do vậy người ta thường tránh tổ chức đám cưới vào năm Kim lâu. Tuy nhiên ở một số nơi cho rằng năm Kim lâu vẫn có thể cưới nếu qua ngày Đông chí.

3. Kiêng mẹ đưa con gái về nhà chồng

Người xưa quan niệm rằng nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến nhiều điều không tốt nên thường không cho người mẹ đưa tiễn con gái về nhà chồng vì phụ nữ dễ cảm động nên sẽ hay khóc khi nhìn con rời nhà đi. Ngay cả các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và không được ngoái nhìn lại vì các cụ cho rằng như vậy rất dễ xảy ra việc vợ chồng chia tay, cô gái quay về nhà mẹ. Ngày nay tuy ít khi thấy cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc trong ngày cưới vì công nghệ đã phát triển dù lấy chồng xa nhà thì cô dâu cũng dễ gặp mặt cha mẹ hơn nhưng nhiều gia đình vẫn giữ vững phong tục kiêng kỵ trong đám cưới này.

4. Kiêng cưới khi nhà đang có tang

Khi trong gia đình đang có tang sự thì điều kiêng kỵ nhất là không nên tổ chức các cuộc vui. Đám cưới là hỷ sự nên đương nhiên phải hoãn lại, chờ đến khi mãn tang mới được tổ chức. Theo phong tục của người Việt thì con cái phải để tang cha mẹ ba năm, cháu để tang ông bà một năm. Thêm vào đó còn yêu cầu cụ thể thời hạn để tang đối với những người khác trong gia đình. Cũng do điều kiêng kỵ này nên mới xuất hiện hình thức “cưới chạy tang”. Khi người ốm sắp mất (hoặc có người đã mất nhưng chưa phát tang) thì lập tức nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lúc này, đám cưới sẽ được tiến hành nhanh chóng trong nội bộ hai bên gia đình. Khách mời lúc này thường chỉ giới hạn những người ruột thịt hoặc thân thiết. Việc làm này nhằm mục đích để cô dâu chú rể không bị quá lứa nỡ thì và người sắp mất cũng được yên lòng khi thấy con cháu đã thành gia thất.

5. Một số kiêng kị về phòng tân hôn

Phòng tân hôn là nơi khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân nên rất được coi trọng. Để gia đình hòa hợp, êm ấm có rất nhiều kiêng kỵ trông phòng tân hôn cần tuân thủ như chiếc giường tân hôn nên dùng giường mới, người trải đệm chiếu cho giường phải là người tốt vận. Thường gia chủ sẽ nhờ một phụ nữ trung niên có gia đình êm ấm hạnh phúc, con cái trai gái có đủ để lấy vía cầu mong cho đôi vợ chồng trẻ cũng có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, con cái đủ đầy như vậy

Bên cạnh đó phòng tân hôn còn kiêng kỵ một vài đồ vật như thực vật có gái, vật dụng cũ, ảnh người khác, các vật sắc nhọn… vì sợ sẽ gây ảnh hưởng tới hòa khí của hai vợ chồng.

Thêm vào đó người nào “nặng vía” như phụ nữ góa chồng, người có hôn nhân đổ vỡ, người có tang sự… không được vào phòng tân hôn. Ngoài ra còn kiêng kỵ không được để người khác ngồi lên giường cưới

6. Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Vào ngày diễn ra đám cưới, cô dâu phải ngồi trong phòng, tuyệt đối không được ra ngoài cho tới khi chú rể vào đón. Sau khi chú rể tặng hoa cưới rồi mới dẫn cô dâu ra chào hỏi quan khách. Điều này được cho là phù hợp với sự dịu dàng, e ấp mà một cô dâu cần có.

Bài viết trên của website xosomiennam.net.vn đã gửi đến độc giả những kiêng kị trong đám cưới hy vọng sẽ giúp độc giả trong việc tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của quê hương. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nếu muốn nhé!

X