Sapa không chỉ nổi tiếng với phong cảnh đẹp nên thơ trữ tình mà còn thu hút bởi nhiều nét phong tục độc đáo như tục bắt vợ của người H’Mông. Để tìm hiểu về tập tục này mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn để biết thêm chi tiết.
Vì sao lại có tục bắt vợ ?
Tục bắt vợ hay còn được gọi với một cái tên khác là tục cướp vợ hay kéo vợ. Dựa theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì tục lệ này có nghĩa là khi một người con trai ưng một cô gái nào đó thì họ sẽ bắt về làm vệ
Tập tục này được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học nổi tiếng đặc biệt là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài . Nếu như có cơ hội lên Sapa thì bạn sẽ có dịp được xem trực tiếp nét văn hóa đặc biệt ở Sapa này.
Theo như lời kể của các già làng thì tục bắt vợ của người H’Mông xuất phát từ việc đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau do sự cấm cản của gia đình. Khi đó, tục bắt vợ sinh ra như một giải pháp để các cặp đôi bị ngăn cấm được yêu thương và nên duyên với nhau.
Các nghi thức diễn ra tục bắt vợ của người dân tộc H’mông ở Sapa
Nếu cặp đôi trai gái đã có tình ý trước nhưng phía nhà trai không chuẩn bị được tiền thách cưới thì cặp đôi sẽ bàn nhau để thực hiện tục bắt vợ
Đến ngày hẹn từ trước, người con trai dưới sự giúp đỡ của bạn bè sẽ tiến hành kéo vợ về. Mặc dù biết trước kế hoạch nhưng cô gái vẫn phải giả vờ không biết và kêu khóc nhờ sự giúp đỡ của người nhà để không bị bắt đi.
Khi người nhà của cô gái tới chàng trai sẽ ngăn cản và đỡ đòn của nhà gái nhưng không được đánh trả lại. Ngoài ra, phong tục bắt vợ này diễn ra vô cùng văn minh và khéo léo. Trong quá trình diễn ra thì chân cô gái không được chạm đất, trên người không có bất cứ một vết thương nào.
Tục cướp vợ ở Sapa này kết thúc khi kéo cô dâu được gần tới nhà trai. Lúc này một người bên phía nhà trai sẽ đi về báo tin để gia đình giết thịt đôi gà sẵn sàng chờ đoàn người bắt vợ về nhà. Đồng thời thực hiện là phép trước khi cô gái bước vào nhà trai làm dâu.
Sau đó gia đình nhà trai sẽ sắp xếp chỗ ngủ cho cô gái ở lại trong 3 đêm. Đây cũng được xem là khoảng thời gian cô gái suy nghĩ có muốn chính thức chung sống với chàng trai hay không. Nếu như không muốn nên duyên vợ chồng thì hôn ước này sẽ bị hủy bỏ.
Người dân bản địa cũng cho biết thì tục bắt vợ ở Sapa khi bị bắt về nhà trai nếu người con gái càng kêu khóc thảm thiết thì cuộc hôn nhân lại càng hạnh phúc viên mãn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự dũng cảm của chàng trai. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp chàng trai bắt vợ do yêu đơn phương thì cô gái sẽ tìm cách trốn thoát. Và đối với tình huống này thì gia đình nhà trai phải đền tổn thất danh dự cho cô gái bằng cách đem lễ vật sang. Ngoài ra còn phải khao dân làng ăn uống 7 ngày liền để phạt vạ.
Tục kéo vợ diễn ra ở khá nhiều nơi như dân tộc H’Mông, dân tộc H’Mông ở Sapa và nhiều nơi khác. Trong đó về cách thức diễn ra ra khá giống nhau nhưng mỗi vùng sẽ có một vài nét đặc trưng khác nhau.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu tục bắt vợ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.